Đồng – Sơn xe hơi là một dịch vụ không thể thiếu của ô tô sau một thời gian dài sử dụng. Muốn đồng sơn xe ô tô cần đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật rất cao. Hãy cùng Hải Lê Auto tìm hiểu về Đồng – Sơn thông qua bài viết này.

Khái niệm về Đồng – Sơn xe ô tô

Đồng – Sơn xe ô tô là một loại kỹ thuật nhằm khắc phục, cải tạo và sửa xe giúp xe có thể quay về với hình dáng ban đầu.

Khi nào cần Đồng – Sơn xe ô tô:

  • Xe bị va chạm: Khi xe của bạn bị va chạm sẽ làm ô tô bị trầy xước, biến dạng bề mặt nên sử dụng Đồng để khắc phục lại những nơi bị biến dạng, giúp bề ngoài của xe về vị trí ban đầu.
  • Sử dụng lâu: Khi xe của bạn sử dụng lâu thì lớp sơn sẽ bị bong tróc, vì vậy cần Sơn lại xe để bảo vệ xe khỏi thời tiết hay tác hại của môi trường.
  • Phục hồi xe cũ: Nếu bạn mua xe cũ thì việc Sơn lại xe sẽ giúp cho xe của bạn trở nên đẹp hơn và gia tăng được ngoại hình của chiếc xe.

Kỹ thuật đồng sơn gồm 2 giai đoạn sau:

  • Kỹ thuật gò, hàn, nắn kéo, chà… nhằm tái tạo lại bề mặt.
  • Bước kế tiếp đó chính là sơn màu với nhiều công đoạn khác nhau để có thể mang lại độ mịn, bóng và đồng bộ với màu sơn gốc.

Những lợi ích khi Đồng Sơn xe ô tô

  • Khắc phục thương tổn: Việc Đồng – Sơn xe ô tô sẽ giúp cho xe khắc phục lại được những thương tổn mà xe gặp phải, giúp cho xe quay lại hính dáng ban đầu.
  • Bảo vệ bề mặt xe: Lớp sơn sẽ giúp xe ngăn ngừa được các yếu tố môi trường như ánh nắng mặt trời, mưa, bụi bẩn hoặc những hóa chất. Giúp kéo dài tuổi thọ xe của bạn.
  • Thay đổi màu sắc: Bạn có thể thay đổi màu sắc xe của bạn thông qua quá trình đồng sơn.
  • Giữ được nét đẹp: Việc Đồng – Sơn sẽ giúp cho bề mặt xe của bạn đẹp như lúc mới mua, đồng thời tăng giá trị cho chiếc xe của bạn.

Quy trình Đồng – Sơn xe ô tô

Dưới đây là quy trình Đồng – Sơn xe ô tô chuyên nghiệp của HẢI LÊ AUTO, với những trang thiết bị hỗ trợ hiện đại nhất.

  • Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra tổng quát tình trạng xe. Sau đó làm sạch bề mặt xe, mài ráp toàn bộ vỏ xe, khôi phục lại những vị trí bị cong vênh, móp méo…
  • Bước 2: Sơn một lớp sơn lót nhằm ngăn chặn tình trạng gỉ sét.
  • Bước 3: Bả matic nhằm làm phẳng những vị trí bị lõm và làm cho bề mặt xe trở nên nhẵn mịn.
  • Bước 4: Kiểm tra code màu gốc của sơn. Sau đó pha sơn theo đúng tỉ lệ chuẩn để được màu sơn gốc của xe.
  • Bước 5: Phun sơn và sấy khô bề mặt sơn.
  • Bước 6: Sau khi lớp sơn đã khô, tiếp tục phun lớp sơn bóng bao phủ lên bề mặt sơn và tiến hành đánh bóng.

Nhằm đảm bảo vệ tối đa cho lớp sơn mới. Kỹ thuật viên sơn sẽ tiến hành bọc và che chắn lớp sơn bên ngoài xe bằng nilon dán xe chuyên dụng.